Theo Hiệp hội Dừa Châu Á – Thái Bình Dương, và tổ chức Lương Nông Liên Hiệp quốc, cây dừa được trồng trên 90 quốc gia vùng nhiệt đới với tổng diện tích 12,02 triệu ha vào năm 2010 và 12,200 triệu ha (2016), trong đó diện tích dừa của các nước Châu Á – Thái Bình Dương là 11 triệu ha, chiếm 85%.
Từ đó cho đến nay diện tích có xu hướng giảm dần, giảm 40 ngàn ha so với năm 2012. Sản lượng 70 tỷ trái (2016) và cũng có xu hướng giảm (2 tỷ trái so với 2012). Ba nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới – Indonesia, Philippines, và Ấn Độ – chiếm tới 3/4 sản lượng toàn cầu.
Triển vọng cho ngành dừa Việt Nam
Table of Contents
Thay vì tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, tổng sản lượng dừa của họ đã bị giảm nhẹ. Mặc dù sản lượng hàng năm đã tăng hơn 2% mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2009; nhưng đến nay, sản lượng trung bình đã giảm 0,1% hàng năm kể từ năm 2010 do năng suất thấp, 46 trái /cây/năm và cây già cỗi do được trồng từ cuối thế chiến thứ II cùng với những giống cũ, thiên nhiên cũng đã không đối xử tốt với người nông dân trồng dừa; chuỗi cung ứng phần lớn không được tổ chức tốt và sản xuất phân tán với quy mô nhỏ nên bất lợi đến quá trình cung cấp đầu vào, chế biến sơ cấp và tiếp thị, chi phí hậu cần cao, ảnh hưởng đến cả người trồng và người chế biến tại 3 quốc gia nầy.
Trong khi đó nhu cầu toàn cầu đã tăng gần 10 % mỗi năm, mỗi tấn dừa đã tăngDiện tích: 12,2 triệu ha. Trong đó: 1-Indonesia 3,6 triệu ha, 2-Philippine 3,5 triệu ha, 3-Ấn Độ 2,1 triệu ha, 4-Srilanka 450 ngàn ha, 5-Newguinea 221 ngàn ha, 6-Thái Lan 206 ngàn ha, 7-Kenya 177 ngàn ha, 8-VN 159 ngàn ha.
Sản xuất dừa tại Việt Nam:
Diện tích dừa của Việt Nam chỉ bằng 4% diện tích dừa của Indonesia và Philippines, 8% diện tích dừa của Ấn Độ, 40% diện tích dừa của Sri Lanka. Tuy nhiên, năng suất dừa bình quân của Việt Nam đạt 9.863 trái/ha/năm tương đương 1,9 tấn copra/ha, cao hơn mức bình quân của các nước thuộc Hiệp hội dừa Châu Á – Thái Bình Dương (APCC, chỉ đạt 0,9 tấn copra/ha), Philippines, Indonesia (0,85 tấn), Ấn Độ (1,1 tấn).
Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 70 ngàn ha, chiếm 40% diện tích dừa của cả nước. Sản lượng gần 600 triệu trái. Bến tre có đa dạng sinh học giống dừa bản địa với năng suất và chất lượng tốt như giống dừa Ta, dừa Dâu, dừa Xiêm, dừa Dứa. Năng suất bình quân của các giống dừa cao bản địa được tuyển chọn đạt > 60 quả/cây/năm, hàm lượng dầu đạt >65%. Một số giống dừa uống nước như dừa Xiêm, chất lượng ngon, ngọt (độ brix đạt >7%), hàm lượng protein 2,32 g/ 100 ml, béo 6,31g/100ml. Chính vì vậy giá dừa trái nguyên liệu của Bến Tre luôn cao gấp đôi so với giá dừa của Indonesia và Philippine trong suốt 10 năm qua. Tuy nhiên do diện tích của mỗi nông hộ quá nhỏ nên thu nhập không cao, nông dân có khó khăn.
Toàn tỉnh có hơn 1.970 cơ sở chế biến dừa, với nhiều loại hình, quy mô hoạt động rất khác nhau, có khả năng chế biến hết sản lượng dừa của Đồng bằng sông Cửu Long. Giá trị sản xuất công nghiệp 2017 tăng 3,6%/năm so với năm 2016. Giá trị xuất khẩu (2016) trên 150 triệu USD, chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu với các sản phẩm có giá trị lớn như sữa dừa, dầu dừa tinh khiết, nước dừa đóng hộp được sản xuất với các thiết bị hiện đại, có một số công nghệ thuộc loại cao nhất Đông Nam Á. Một số doanh nghiệp lớn đã có những chứng nhận như ISO 22000: 2005, HACCP, HALAL, KOSSHER, Sản phẩm hữu cơ , chính vì vậy sản phẩm dừa của Bến Tre có thừa khả năng để tham gia các thị trường lớn, khó tính nhưng đầy tiềm năng. Vì là quốc gia có diện tích dừa quá nhỏ nên thị phần xuất khẩu chiếm dưới 1% so với tổng lượng xuất khẩu trên thế giới.
Mức cầu về dừa đến 2025:
Theo các Trung Tâm Dự báo có tầm cở trên thế giới, mức tăng về nhu cầu các sản phẩm dừa toàn thế giới đến 2025 như sau:
Sữa dừa tăng 15%, trong đó sữa dừa HC tăng 8,5%. Thạch dừa tăng 5,6%. Bột dừa tăng 6,6%. Kem dừa tăng 36%. Nước dừa tăng 25%. Dầu dừa tinh khiết tăng 21%. Bình quân tăng trên 10%
Mức tăng cao với lý do thay đổi sở thích của người tiêu dùng và chấp nhận xu hướng tiêu thụ thực phẩm thuần chay từ thiên nhiên, lành mạnh có hàm lượng calo thấp và có giá trị dinh dưỡng cao, giảm nguy cơ về tim mạch.
Triển vọng:
Qua những thông tin trên ta thấy: Tổng cung thấp hơn tổng cầu về dừa; Cầu tăng 10%, trong khi đó cung chỉ tăng dưới 1% và khoảng cách ngày càng doãng ra. Thị phần dừa của Việt Nam nhỏ hơn 1% vì vậy nếu sản lượng xuất khẩu trong tương lai có tăng thêm thì không ảnh hưởng gì lớn đến mức cung; Các đối thủ, trừ Philippin với các lợi thế về thị trường tiềm năng và có kinh nghiệm trong kinh doanh; còn những quốc gia sản xuất dừa còn lại, so với Việt Nam thì gần như tương đương. Lợi thế về điều kiện canh tác, sản xuất, trình độ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thì Việt Nam có nhiều thuận hơn rất nhiều.
Thay cho lời kết: Nếu trồng dừa ngày hôm nay thì 50-60 năm sau thị trường tiêu thụ vẫn khả quan. Bà con nông dân hãy yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất.
COCO HITECH JSC
261-263 Phan Xich Long Street, Ward 2, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam Tel: +8493 8244404 (Vietnam) Email: info@cocohitech.com https://cocohitech.com | https://coconutpowder.net